Thư viện

Các phương pháp giáo dục mẫu giáo từ A đến Z

Phuong phap giao duc mau giao tu a den z

Khi bạn tìm kiếm trường mẫu giáo cho trẻ, bạn có thể tìm thấy các trường với phương pháp dạy và cách tiếp cận khác nhau, và những cái tên không quen thuộc. Montessori, Reggio Emilia, mô hình play-base (học tập qua trò chơi), mô hình High/Scope (cá nhân học tập chủ động) là một số những kiểu giáo dục mà bạn có thể tìm thấy.

Một số trường mẫu giáo tập trung vào việc chơi các trò chơi sáng tạo và cá nhân học tập chủ động trong khi đó một số khác chú trọng vào các dự án nhóm; một chương trình có thể coi việc chơi là một hoạt động học hỏi chính trong khi những chương trình khác có thể bao gồm các hoạt động học tập hàn lâm truyền thống. Bạn sẽ muốn chọn một trường mẫu giáo đáp ứng được nhu cầu của bạn cũng như của con bạn.

Tìm trường phù hợp với nhu cầu của trẻ

Với hàng loạt các chương trình học tập sớm dành cho trẻ, bạn sẽ muốn hiểu được phương pháp giáo dục cơ bản của các trường mẫu giáo. Khi đánh giá các loại trường khác nhau, hãy nghĩ đến cá tính và cách học của trẻ, và cố gắng tưởng tượng ra cách mà trẻ hoà nhập với mỗi môi trường. Hãy nhớ rằng có hơn một loại trường phù hợp với cách học của con bạn. Sau đây là một số phương pháp giáo dục của trường mẫu giáo thông thường.

Montessori

Phương pháp giáo dục của trường Montessori phát triển dựa trên nghiên cứu của bà Maria Montessori, một nhà giáo dục người Ý, người đã khởi đầu phong trào vào năm 1907. Cốt lõi của phương pháp Montessori là trẻ là những cá nhân học tập riêng lẻ với sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Trẻ nhỏ tham gia vào các hoạt động thực hành đa dạng. Mỗi chất liệu vui chơi đều được thiết kế theo các mục tiêu cụ thể, nhằm hướng dẫn trẻ học hỏi trong quá trình chơi. Montessori thúc đẩy trách nhiệm cá nhân bằng cách khuyến khích trẻ tự chăm sóc bản thân, các nhu cầu và vật dụng cá nhân của mình, như việc trẻ tự chuẩn bị bữa ăn xế và dọn dẹp đồ chơi. Trẻ ở các độ tuổi khác nhau có thể học tập cùng nhau tại 1 lớp, và trẻ được khích lệ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học hỏi.

Khi chú trọng đến sự học tập cá nhân, học trò được phép làm bài tập thực hành tại khu vực riêng của chúng, điều này cũng giúp mang lại không gian lành mạnh cho những trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Giáo viên hướng dẫn của phương pháp Montessori được đào tạo qua một chương trình đặc biệt. Trường học có thể là hội viên của Tổ chức Montessori Quốc tế (AMI hoặc AMI-USA) hoặc Cộng đồng Montessori Mỹ (AMS), nhưng bạn cũng nên biết là có trường vẫn sử dụng tên Montessori nhưng không gia nhập bất kỳ tổ chức Montessori nào. Hãy kiểm tra thật kỹ sứ mệnh và chương trình học của mỗi trường Montessori.

Waldorf

Phương pháp dạy Waldorf được bắt đầu cùng với sự thành lập trường Waldorf đầu tiên vào năm 1919, dựa trên ý tưởng của một giáo viên người Áo Rudolf Steiner. Nguyên lý cốt lõi của chương trình Waldorf căn cứ vào thói quen hàng ngày. Lịch ngày và lịch tuần sẽ được lên trước một cách nhất quán, và giáo viên thường ở trong các nhóm học sinh với độ tuổi cao nhất là 8, cho phép chúng xây dựng các mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Bầu không khí sẽ như ở nhà, với đồ nội thất làm từ vật liệu tự nhiên và đồ chơi và các khoá học nhóm định hướng. Waldorf nhấn mạnh việc học sáng tạo, như chơi diễn kịch, đọc truyện, hát hò và nấu ăn. Mục tiêu của hệ thống này là phát triển cảm xúc và thể chất cũng như trí thông minh của trẻ. Một trường Waldorf thường tốt đối với những học sinh đã định hướng được mục tiêu phát triển của bản thân.

Các tổ chức quốc gia và quốc tế điều chỉnh lại chương trình Waldorf, và một trường bắt buộc phải là thành viên của một tổ chức địa phương sử dụng tên Waldorf. Giáo viên cũng phải được các tổ chức Waldorf đào tạo. Tại Bắc Mỹ, tổ chức này được gọi là Hiệp hội các trường Waldorf tại Bắc Mỹ.

Reggio Emilia

Các trường Reggio Emilia dựa trên các mô hình trường mẫu giáo thành công nhất, được phát triển bởi một nhóm người dân thành phố Reggio Emila, Ý suốt những năm 1940. Cũng giống Montessori, học sinh dẫn dắt các buổi học. Chương trình học bao gồm các dự án có thể phản ánh được những điều học sinh quan tâm. Giáo viên thường quan sát tính hiếu kỳ tự phát từ trẻ, và sau đó hướng dẫn trẻ làm những dự án phản ánh được điều chúng theo đuổi. Trẻ thường được kỳ vọng sẽ học qua những sai lầm hơn là sự bắt lỗi, như việc chúng được đối xử công bằng trong việc học tập. Những dự án hoặc trò chơi của chúng được lưu giữ lại bằng hình ảnh, bản thu âm những câu nói của chúng, giúp giáo viên và phụ huynh theo dõi tiến trình phát triển của mỗi trẻ và giúp trẻ nhìn nhận được các hành động của bản thân một cách ý nghĩa. Các trường Reggio Emilia chú trọng vào sáng tạo và các diễn giải nghệ thuật, do đó đây có thể là lựa chọn tốt cho học sinh học tiếng Anh.

Mô hình học qua dự án (project-based)

Các trường với cách tiếp cận thông qua dự án thường coi trẻ nhỏ là một cá nhân học tập độc lập và thầy cô giáo là người hướng dẫn. Học sinh phải làm việc cùng nhau và với giáo viên của chúng để đàm phán, lên kế hoạc và làm việc xuyên suốt các dự án. Các bài học của chúng giúp nâng cao sự kết nối với thế giới thực, các buổi thực địa và dự án. Cách tiếp cận này khuyến khích áp dụng kỹ năng và thói quen học tập chủ động bằng việc nỗ lực làm cho việc học trở nên dễ chịu và năng nổ hết sức có thể. Đây là chương trình tốt dành cho trẻ làm việc tốt trong môi trường không có kết cấu.

Mô hình High/scope

Mô hình High/Scope được khởi xướng bởi Giáo sư David Weikart, nhà giáo dục người Michigan vào năm 1970. Chương trình giảm tải sự phát triển cảm xúc, xã hội và tập trung phát triển các kỹ năng hàn lâm. Trẻ nhỏ và người lớn học tập bằng cách hợp tác lẫn nhau, và học sinh được khuyến khích tự đưa ra những quyết định về chất liệu và các hoạt động. Phương pháp High/Scope ủng hộ các trải nghiệm trong học tập như sắp xếp mọi vật theo đúng thứ tự, đếm và xem giờ cũng như các hoạt động hoạt ngôn và sáng tạo hơn như ca hát và đọc truyện. Một số các chương trình bao gồm cả máy tính trong quá trình học tập. High/Scope ban đầu được thiết kế dành cho trẻ thành thị liều lĩnh và thích hợp hơn cho những trẻ cần được quan tâm đặc biệt, bao gồm cả trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Phương pháp Bank Street

Các trường mẫu giáo Bank Street dựa trên các chương trình đầu đời của trẻ được chạy bởi trường cao đẳng sư phạm Bank Street tại New York City, được khởi xướng bởi Lucy Sprague Mitchell vào năm 1916. Trong chương trình Bank Stret, trẻ em được nhìn nhận là những người học tập chủ động và thế giới xung quanh chúng ta được coi là công cụ dạy tốt nhất. Các bài học tập trung vào khoa học xã hội (như sử, địa lý và nhân loại học). Các bài học khoa học và nghệ thuật cũng được bao gồm trong các bài học về văn hoá tại các buổi học nhóm ngoại khoá. Đồ chơi trong lớp học là cơ bản, khuyến khích trẻ tưởng tượng trong quá trình chơi. Trẻ có thể làm việc độc lập hoặc trong nhóm, với sự đào tạo đặc biệt từ thầy cô hướng dẫn. Chương trình Bank Street thường tốt cho trẻ em học tốt trong môi trường không có cấu trúc.

Tôn giáo (Religious)

Rất nhiều nhà thờ và trường dòng mang đến các chương trình học mẫu giáo. Họ có thể theo đuổi một trong các phương pháp giáo dục mẫu giáo nào đó trong việc xây dựng các bài giảng, và họ có thể kết hợp thêm các bài giảng và đào tạo về tôn giáo. Nếu bạn quan tâm đến các chương trình giáo dục tôn giáo, hãy chắc rằng bạn sẽ hỏi kỹ họ về các khoá học và phương pháp dạy học.

 Cộng đồng (Community)

Các trung tâm cộng đồng và trung tâm chăm sóc trẻ thường có những chương trình học mẫu giáo. Bạn có thể tìm thấy thông tin các trường này qua các điểm thông tin địa điểm tham quan tại địa phương, YMCA hoặc Trung tâm cộng đồng người Do Thái. Cũng như các trường dòng, họ sẽ làm theo một trong các phương pháp giáo dục mẫu giáo hoặc tổng hợp các phương pháp lại với nhau, do đó hỏi về phương pháp dạy và các bài học là một cách hay để kiểm tra chất lượng của các trường học đó.

Hợp tác (Cooperative)

Những phụ huynh muốn đóng vai trò lớn trong việc giáo dục mẫu giáo cho trẻ có thể cân nhắc chọn phương pháp giáo dục hợp tác, bởi đây là phương pháp làm theo hoặc tổng hợp các phương pháp giáo dục mẫu giáo khác. Điểm khác biệt là cha mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng tại trường. Cha mẹ tham gia chương trình sẽ lần lượt hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau, như sửa sang trường học hoặc chuẩn bị bữa xế. Một giáo viên chuyên môn cũng thường được tuyển, nhưng cũng có thể chỉ là sự hỗ trợ từ cha mẹ trẻ tại lớp học. Đây cũng là phương pháp thay thế ít tốt kém, bởi khi cha mẹ tham gia càng nhiều sẽ càng giảm chi phí phát sinh. Bạn hãy cố tìm những trường hỗ trợ bởi các tổ chức quốc gia hoặc khu vực, cho phép cha mẹ tham gia vào trường mẫu giáo tại khu vực bạn ở. Bạn cũng cần cân nhắc tìm kiếm một trường học chưa gia nhập vào bất kỳ tổ chức nào hoặc bắt đầu với một nhóm các cha mẹ có cùng quan điểm.

Phát triển phù hợp/học tập dựa trên vui chơi (play-based)

Trường mẫu giáo với phương pháp phát triển thích hợp (hoặc play-based) khá phổ biến. Nguyên tắc chính của họ là thúc đẩy sự tham gia vào các hoạt động theo từng lứa tuổi phù hợp, như chơi thực hành không cấu trúc, kể chuyện theo nhóm, và các hoạt động theo chủ đề. Trẻ nhỏ được khuyến khích học tập qua các hoạt động vui chơi, mặc dù một số hoạt động cũng được gài thêm các nội dung hàn lâm để đáp ứng yêu cầu. Phương pháp play-based có thể được rút ra từ một số phương pháp khác như Montessori và Waldorf.

Chuyên ngữ (Language Immersion)

Trong các trường mẫu giáo chuyên phát triển ngôn ngữ, tất cả hoặc hầu hết các lớp học đều được dạy hoàn toàn bằng một thứ ngôn ngữ khác. Giáo viên sẽ minh hoạ ý của cô ấy trong khi cô ấy nói, nhưng hiếm khi hoặc không báo giờ dịch nghĩa. Phương pháp này thích hợp hơn đối với trẻ nhỏ hơn là việc học từ phiên dịch (phương pháp học thông thường của người lớn). Nội dung có thể đi theo các phương pháp giáo dục mẫu giáo khác. Việc tập trung vào một ngôn ngữ mới giúp phát triển khả năng thu nạp ngôn ngữ của trẻ trong quá trìn thành thạo một ngôn ngữ mới. Phương pháp giáo dục chuyên ngữ là tốt nhất cho trẻ đang học các kỹ năng nôn ngữ đầu tiên với tỉ lệ thông thường. Nó có thể làm chậm sự phát triển ngôn ngữ đầu tiên của trẻ, và do đó nó không phù hợp với trẻ gặp khó khăn trong lĩnh vực này.

Trường quốc tế

Một trường quốc tế thường là trường được thành lập bởi một quốc gia nước ngoài trong một đất nước nào đó. Ngôn ngữ của quốc gia thành lập (thường là tiếng Anh) được sử dụng chủ yếu trong quá trình giảing dạy. Các trường này thường được xây dựng dành cho các con của bố mẹ sinh sống tại nước ngoài và trẻ địa phương muốn học ngoại ngữ. Một trường quốc tế có thể dạy các ngôn ngữ khác nhau bên cạnh ngôn ngữ chính. Các trường này là lựa chọn tốt nhất dành cho trẻ đang tạm thời ở nước ngoài hoặc bố mẹ muốn trẻ học ngôn ngữ mới.

Nguồn: "Preschool philosophies, A to Z", Great Schools