Thư viện

Sự phát triển của trẻ em- Phát triển và trau dồi kĩ năng thông qua trò chơi cảm giác

Được viết bởi Danielle Steinberg

Trẻ em (hay cả những người trưởng thành) đều học và ghi nhớ thông tin một cách tốt nhất thông qua cảm giác. Rất nhiều kí ức đẹp của chúng ta ít nhiều đều liên quan tới một hay nhiều cảm giác như: mùi của một đêm lửa trại hay một bài hát mà bạn nhớ lời khi đã cùng nghe với người bạn thuở ấu thơ. Bây giờ, khi khứu giác và thính giác của bạn được kích động bằng những mùi vị và âm thanh quen thuộc thì ngay lập tức bộ não của bạn sẽ quay về ngay thời điểm đặc biệt nào đó trong quá khứ của bạn.

Angie Dorell, cựu ủy viên kiêm một nhà kiểm định được cấp phép bởi NAEYC đã đặt điều này vào bối cảnh khi bà nói, “Thử tưởng tượng xem, khi chúng ta cố gắng dạy một nhóm những đứa trẻ 4 tuổi về sự tan chảy mà không cho chúng thử cầm một cục đá để chúng từ từ tan ra trên chính đôi tay của chúng, hay sự tan chảy của pho mát đặt trên bánh mỳ trong lò nướng. Hay như khi học cách sử dụng máy tính mà thậm chí không được ngồi trước màn hình máy tính!” Sau cùng, không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả chúng ta đều cần có những kinh nghiệm cá nhân nào đó với chính cảm giác của chúng ta để chúng ta có thể lĩnh hội và giao tiếp những thứ quan trọng.

Bằng cách để cho các em có cơ hội nghiên cứu, xem xét những nguyên liệu không có bất kỳ kiến thức từ trước, bạn đang giúp các em phát triển và cải tiến nhận thức, kiến thức xã hội, cảm xúc, cơ thể, sự sáng tạo và cả những kĩ năng ngôn ngữ.

Nhận thức

Hầu hết các kĩ năng nhận thức quan sát đều được mài dũa thông qua các trò chơi cảm giác như cách giải quyết vấn đề hay việc đưa ra quyết định; đơn giản, đưa cho đứa trẻ một vấn đề và nhiều các vật liệu khác nhau để đi tìm giải pháp, và bạn gần như có thể xem các kết nối mà bộ não của bé đang thực hiện.

Một vài ví dụ từ Angie Dorrell bao gồm việc quyết định làm thế nào để đóng chiếc thuyền nổi được trên mặt nước, làm thế nào chuyển váng sữa sang màu xanh lá, hoặc làm thế nào để kết dính được các hạt cát lại với nhau. Ngoài ra, trẻ em có thể xây dựng các kĩ năng toán học như so sánh kích thước (lớn-nhỏ), phép đếm và phép tương ứng (ghép 1 số với 1 đối tượng), thời gian (nước hay dầu di chuyển nhanh hơn), ráp hình khuôn mẫu (cùng kích thước và hình dạng), sắp xếp và phân loại (các nút, đậu hay gạo), và cả những kĩ năng khoa học như quan hệ nguyên nhân - kết quả (chuyện gì xảy ra nếu tôi đổ nước vào cát?), trọng lực (nước trượt xuống dưới cái phễu, không lên), trạng thái vật chất (băng tan). Dù không nhận ra sự mài dũa này, trẻ em vẫn dần dần phát triển thành những nhà khoa học nghiệp dư bằng việc chỉ quan sát và dự đoán, thậm chí phát triển cả những kĩ năng phân tích.

Ngôn ngữ

Trẻ em không thể xác định được các bộ phận của ngôn ngữ cho tới khi các em có kinh nghiệm và hiểu nghĩa của từ đó. Cố gắng truyền đạt một số thứ không bằng việc sử dụng các từ đúng nghĩa sẽ dễ làm cho trẻ em và cả người lớn cảm thấy bực bội. Trò chơi cảm giác khuyến khích trẻ em sử dụng cả ngôn ngữ mô tả và biểu cảm để tìm ra ý nghĩa ẩn chứa đằng sau những từ ngữ tưởng chừng như vô nghĩa hoặc khó hiểu. Ví dụ, từ “nhầy nhụa”. Chắc chắn, bạn có thể giải thích nó bằng những tính từ khác, nhưng cho tới khi nào bạn có kinh nghiệm tận mắt về một thứ gì đó nhầy nhụa bạn mới có thể hiểu từ đó một cách trọn vẹn nhất. Angie Dorrell còn cho biết thêm, trẻ em có thể phát triển kĩ năng trước viết bằng việc đổ, xúc bằng muỗng, cầm nắm và làm những công việc kết hợp mắt-tay trong khi sử dụng nhiều vật liệu khác nhau.

Xã hội và cảm xúc

Một số trò chơi cảm giác như bàn cảm giác, cho phép trẻ em được kiểm soát hoàn toàn các hành động và kinh nghiệm của mình, giúp tăng sự tự tin trong việc ra quyết định và truyền cảm hứng để các em háo hức tìm hiểu và thử nghiệm. Trò chơi cảm giác cũng có thể dạy về sự hợp tác và cộng tác. Angie Dorrell cho thấy, “Khi trẻ em làm việc với nhau hoặc cạnh nhau, các em học cách hiểu quan điểm của người khác. Các em cũng có cơ hội thể hiện bản thân và trở nên tự tin chia sẻ ý kiến của mình với những người khác”.

Vật lý

Kỹ năng vận động tinh thường được định nghĩa như là sự phối hợp của sự vận động của các cơ nhỏ với nhau (thường là phối hợp tay-mắt) mà cho phép chúng ta thực hiện một loạt các nhiệm vụ quan trọng. Với trẻ em, những công việc này có thể là buộc dây giày, kéo khóa quần/áo và thậm chí là việc lật các trang sách. Kỹ năng vận động thô liên quan đến các cơ bắp lớn hơn của cơ thể và bao gồm các hoạt động như đi bộ, chạy, đẩy, kéo và ném một quả bóng.

Một vài ví dụ về các trò chơi cảm giác có lợi cho sư phát triển vận động tinh bằng cách khuyến khích việc sử dụng các vật liệu như trộn, đo lường, đổ và xúc, một vài ví dụ khác như khám phá bề mặt, nâng, ném, lăn và chơi với nước, nó rất có ích trong việc phát triển kỹ năng vận động thô. Ngay cả việc yêu cầu con cùng bạn xây dựng bàn cảm giác cho sự thám hiểm trong tương lai cũng là một bài tập phát triển kĩ năng vận động.

Sáng tạo

“Kinh nghiệm giác quan”, Angie Dorrell giải thích, “cung cấp các cơ hội mở-đóng, trong đó quá trình thì quan trọng hơn sản phẩm; cách trẻ em sử dụng vật liệu quan trọng hơn nhiều việc trẻ em làm gì với nó.” Điều đó giúp con bạn suy nghĩ sáng tạo hơn để giải quyết các vấn đề hoặc tham gia vào việc tạo lòng tin giúp con bạn có thể thể hiện sự sáng tạo và xây dựng lòng tự trọng.

Khám phá thế giới thông qua trò chơi cảm giác

Cho trẻ em chơi những trò chơi cảm giác giúp các em phát triển và hoàn thiện các giác quan của các em. Trò chơi cảm giác có thể được chia ra năm loại, như bạn có thể đoán, nó tương ứng với các giác quan như: xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác. Sau đây là một vài ví dụ rất dễ dàng, không tốn kém và đầy sáng tạo để dành thời gian chơi với trẻ khi các em tham gia vào các trò chơi cảm giác ở nhà.

Chạm (Xúc giác)

Chơi trò chơi hay tham gia vào các hoạt động đòi hỏi việc phải sử dụng cơ bắp: nhảy trên tấm bạt lò xo hay trên giường, đi kiểu con cua, chạy đua bằng ba chân, làm một pháo đài hay một con đường với những chướng ngại vật, chơi nhảy ếch hoặc nhảy lò cò, cố gắng tung hoặc bắt khi chơi (sử dụng nhiều đối tượng khác nhau như thú nhồi bông, bong bóng nước hoặc những túi đậu) và chơi kéo co.

Làm những công việc nhà cũng khuyến khích các bé sử dụng sức lực cơ bắp: hãy để con của bạn đẩy một giỏ đựng quần áo, một xe chở hàng tạp hóa hay cùng con lau dọn nhà cửa, đồ đạc (lau dọn quầy hàng, quét dọn, chà sàn nhà…mọi ước mơ của các bậc cha mẹ sẽ thành hiện thực!).

Hãy sử dụng những các kết cấu hoặc đối tượng kích thích xung quanh ngôi nhà của bạn. Ví dụ, trong nhà bếp, đập các viên đá bên trong túi nhựa, chơi với kem hoặc bột làm bánh, truy tìm đồ vật được giấu trong các góc nhà, uống từng ngụm nước có ga hoặc uống bằng ống hút.

Tham gia vào các hoạt động cảm giác mà không cần bất kỳ đồ vật nào: có một cuộc diễu hành hay đi bộ xung quanh nhà, nuôi một con thú cưng hay đơn giản chỉ là ôm ấp, vuốt ve chúng.

Nhìn (Thị giác)

Thử nghiệm với ánh sáng xung quanh nhà bạn: chơi dưới ánh nến, chơi thẻ đèn pin[VD1] , làm múa rối bóng và đeo kính râm.
Khám phá màu sắc: Thêm màu thực phẩm vào nước tắm, vẽ mặt của nhau hoặc nhuộm quần áo hay vải.
Kiểm tra thị giác bằng: chơi trò bắt bóng, hoàn thành mê cung, trò nối điểm cho sẵn để thành tranh, phác họa hình dạng người hay bàn tay, chơi trò “Gián điệp”, chơi ú òa, hay một cách khác của trò chơi trốn tìm.

Nghe (Thính giác)

Tham gia vào các hoạt động âm nhạc với trẻ: chơi hay lắng nghe một nhạc cụ, hoặc hát một bài hát.

Chơi nhiều trò chơi nghe khác nhau: Ngồi im lặng và cố gắng đoán âm thanh bạn nghe, làm thành một biểu đồ của những điều bạn nghe thấy bên ngoài, nói với nhau về tiếng kêu của những con vật khác nhau mà bạn đã từng nghe và chơi những nhạc cụ.

Thử nghiệm với âm lượng: chơi với những tần số âm thanh để kiểm tra âm lớn và âm nhỏ.

Ngửi (Khứu giác)

Sử dụng nhà bếp của bạn: nấu ăn với những mùi hương mạnh, thơm như: tỏi, gừng, ca cao, chanh, giấm, vani, bạc hà, oải hương; bịt mắt đoán mùi vị tương ứng.
Ngoài trời: đi trên một cuộc “diễu mùi” (cỏ ướt, phân bón, bánh mì), trồng hoa, đọc sách scratch-and-sniff (1 loại sách của nước ngoài có thể hiện mùi của những hình ảnh in trên sách).[VD2] 

Nếm (Vị giác)

Thử nghiệm nhiều vị đối lập: thức ăn đông lạnh so với thức ăn nóng, mặn so với ngọt, giòn so với mềm…

Hãy thử thực phẩm đòi hỏi một chút nhấm nháp hoặc mút để giúp trẻ em bình tĩnh, như các loại thực phẩm giòn, dai làm tăng sự tỉnh táo cho trẻ.

Luôn luôn giữ một nguồn cung cấp đủ trái cây tươi và rau quả cũng như ngũ cốc nguyên hạt và các thức ăn giàu can xi để tăng cường sức khỏe cho trẻ em và cũng là tăng cường cảm giác.
Nấu ăn cũng là một cách tuyệt vời giúp khuyến khích trẻ em khám phá hương vị: ngọt, mặn, đắng và chua. Tạo một danh sách các ví dụ tốt nhất mà bạn có thể nghĩ ra cho mỗi hương vị.

Năm đồ thủ công tăng cường cảm giác cho trẻ em 

  • Khuôn nặn
  • Nhựa nhào
  • Nhựa dẻo
  • Cát lún
  • Tuyết nhân tạo