Thư viện

Sử dụng đồ chơi để hỗ trợ trẻ em giai đoạn sơ sinh và tập đi

Tác giả: Gabriel Guyton

Những chiếc khăn choàng đầy màu sắc phủ khắp lớp học của trẻ em ở nhiều độ tuổi – bao gồm cả trẻ sơ sinh và tập đi. Hầu hết các bé nhảy nhót và di chuyển, lắc lư cánh tay và cơ thể khi vẫy những chiếc khăn choàng. Maggie, hai tuổi rưỡi, nhưng những trò chơi và kĩ năng của em điển hình hơn so với tuổi. Thay vì nhảy múa với những bạn khác, em ngồi một mình và cho những chiếc khăn choàng vào miệng một cách vui vẻ. Vicky, cô giáo của em, muốn giúp Vicky mở rộng hơn trò chơi của mình. Vicky hiểu rằng Maggie đang trong giai đoạn phát triển và cũng biết Maggie thích nhét và kéo đồ vật. Cô giáo cho những cái khăn vào hộp khăn giấy trống, chừa một mảnh nhỏ lòi ra. Maggie phấn khởi và cười tươi khi kéo khăn ra từ hộp và một trò chơi mới ra đời. Bằng việc nhận thức được những kĩ năng được phát triển và sở thích của Maggie, Vicky đã dùng một đồ chơi đơn giản để khuyến khích sự phát triển nhận thức trẻ tập đi.

Gabriel Guyton, MA, MSEd, là một chuyên viên giáo dục đặc biệt cho trẻ em 5 tuổi và dưới 5 tuổi tại Trung tâm ngân hàng gia đình trẻ em đường phố tại thành phố New York. Ngoài bằng đại học trong lĩnh vực tư vấn tâm lý và chứng chỉ chuyên gia trong lĩnh vực trẻ em và gia đình, bà ấy có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ, bao gồm 2 năm kinh nghiệm giám sát và 5 năm làm việc với cương vị chuyên gia can thiệp cho những trẻ có biểu hiện chậm phát triển đầu đời. Gabriel đã dạy trẻ từ sơ sinh đến ba tuổi tại Trung tâm ngân hàng gia đình trẻ em đường phố tại thành phố New York cũng như trẻ em ba tuổi ở Thái Lan.

Việc chọn lựa đồ chơi và các hoạt động phù hợp cho trẻ nhỏ quả thực là một thử thách, thậm chí đối với những giáo viên giàu kinh nghiệm nhất. Bằng việc chú tâm vào những nhân tố cơ bản cho sự phát triển của trẻ nhỏ và đóng vai, giáo viên có thể lựa chọn đồ chơi một cách có chủ đích nhằm đáp ứng những nhu cầu và sở thích của trẻ, hỗ trợ việc học. Việc nhận thức vai trò thiết yếu của sự tương tác giữa giáo viên và trẻ là vô cùng quan trọng. Khi giáo viên tham gia các trò chơi cùng trẻ, giáo viên có thể giúp chúng hiểu rõ được các trải nghiệm và gia tăng sự khám phá. (theo Johnson & Johnson 2006).

Sự phát triển hiểu biết và đồ chơi

Vui chơi là một công cụ cho trẻ em học – chúng sẽ được trải nghiệm thế giới, thực hành các kỹ năng mới, và phát triển các ý tưởng – và vì vậy vui chơi thực sự là một “công việc thiết yếu của trẻ”. (Paley 2014). Thông qua quá trình liên tục và mở rộng này, các kỹ năng đầu đời sẽ tạo tiền đề cho các kỹ năng mới phát triển, các trải nghiệm mới sẽ kết hợp với các trải nghiệm cũ. Thông qua vui chơi, trẻ em sẽ học được học hỏi về thế giới và việc tham gia các hoạt động sẽ khuyến khích sự phát triển nhận thức, cảm xúc và xã hội (Elkind 2007). Ví dụ, khi gõ trống, trẻ có thể nhận thức được mình có thể tạo được âm thanh. Bằng việc vui chơi ấy, trẻ học được tầm quan trọng của khái niệm nguyên nhân – hệ quả.

Giáo viên có thể xây dựng chương trình vui chơi cho trẻ em bằng việc cung cấp các món đồ chơi có khả năng tương tác. Những món đồ chơi đạt hiểu quả là những vật an toàn, và phù hợp với độ tuổi, khả năng và sở thích của trẻ. Ví dụ, khi một đứa trẻ bộc lộ sự yêu thích với động vật, giáo viên có thể đặt thêm những đồ chơi động vật vào khu vui chơi. Khu vui chơi cung cấp nền tảng và sự hiểu biết về giải quyết vấn đề, những phép toán căn bản và các khái niệm khoa học.

Sự phát triển của trẻ em xuất hiện ở một số vùng, bao gồm ngôn ngữ, vận động thô, vận động tinh, phát triển cảm xúc – xã hội và nhận thức. Khi lựa chọn các tài liệu và các hoạt động cho kế hoạch học tập của trẻ, giáo viên có thể xem xét các đồ chơi và các trải nghiệm ấy sẽ hỗ trợ sự phát triển của trẻ như thế nào thông qua các vùng đó. Mỗi loại đồ chơi sẽ tạo ra một loại ứng xử tương thích và từ đó sẽ khuyến khích sự phát triển trong vùng tương ứng. Ví dụ, giáo viên có thể kích thích khả năng nhận biết sự hiện diện đồ vật của trẻ bằng cách giấu đồ chơi ở dưới khăn choàng và chơi trò Ú Òa với trẻ.

Sự phát triển nhận thức của trẻ bao gồm cả kỹ năng suy nghĩ – khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin để hiểu được cách thức vận hành của thế giới. Đồ chơi và các hoạt động vui chơi sẽ mang đến những cơ hội tự nhiên nhất để trẻ thực hành các kỹ năng suy nghĩ khác nhau, như là bắt chước, nguyên nhân – hệ quả, giải quyết vấn đề và tư duy biểu tượng.  Khi giáo viên làm mẫu cách gõ trống, đứa trẻ sẽ bắt chước và nhanh chóng học cách tự tạo ra âm thanh. Trao cơ hội để trẻ vui chơi sẽ cho phép trẻ thực hành bắt chước, trải nghiệm khái niệm nguyên nhân – hệ quả, và vui vẻ khám phá về sự vận hành của thế giới.

Đồ chơi tự làm và các nguyên liệu sẵn có

Nhiều quảng cáo đã tạo cho người tiêu dùng suy nghĩ rằng đồ chơi càng tốt khi chúng càng đắt tiền và được mua ở các cửa hiệu. Thực tế, đồ chơi tốt nhất là những món đồ chơi được lựa chọn dựa trên sự phù hợp về độ tuổi, sự phát triển và sở thích của trẻ. Những đồ chơi mang tính tương tác thường là những món đồ tự chế hoặc những món đồ có sẵn như là: vải, thùng carton, hộp, sợi, chảo, nón thông… các lựa chọn gần như là vô tận. Điều này đặc biệt quan trọng cho những người không có điều kiện về kinh tế cũng như những người bận rộn. Thậm chí đối với những người có thời gian và tiền bạc thì việc tự làm đồ chơi cũng là một cách để xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ. Ví dụ, sử dụng ảnh gia đình để tạo nên những con rối là một cách tuyệt vời để mang ngôi nhà của trẻ vào lớp học.

Khu lựa chọn vật liệu cho đồ chơi, cần xem xét đến cộng đồng và nền văn hóa của trẻ. Giáo viên có thể mang vào lớp học các loại hình ngôn ngữ, trang phục và âm nhạc khác nhau. Khi lựa chọn hoặc làm sách, ví dụ, một vài cuốn có thể phản chiếu nền văn hóa và ngôn ngữ của trẻ, Tương tự, búp bê, trang phục, và thức ăn nên đại diện cho gia đình và cộng đồng của trẻ.

Một chút sáng tạo kết hợp với những nguyên liệu cơ bản có thể làm cho trò chơi trở nên cuốn hút và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ ở tất cả các vùng (kể cả nhận thức). Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng hộp carton, dĩa nhựa, khuôn và con rối bằng vớ. Trong các mục tiếp theo, tất cả cá món đồ chơi và nguyên liệu được gợi ý đều có thể dễ dàng tự làm với cách thức đơn giản hoặc nguyên liệu rẻ tiền.

Suy nghĩ về sự an toàn

Khi lựa chọn đồ chơi, nhất định phải xem xét về các yếu tố an toàn cho trẻ ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Bị mắc nghẹn và bị ngã là hai mối quan tâm hàng đầu đối với trẻ sơ sinh và tập đi. Trẻ rất thích di chuyển, và đang trong giai đoạn học cách điều khiển cơ thể thường hay bị ngã hoặc tông vào các đồ vật. Đồ chơi và các vật dụng khác ở lớp học không nên có các góc nhọn hoặc nhô ra. Trẻ sơ sinh và tập đi thường khám phá thế giới bằng cách đưa mọi thứ vào miệng. Cần phải tránh những vật nhỏ dễ dàng gây mắc nghẹn ở trẻ. Chú ý quan sát những mảng tường bị bong tróc và lựa chọn những đồ chơi không độc hại.

Cần đề phòng với những vật liệu được xử lý bằng những chất gây hại, ví dụ arsenic (chất được dùng để xử lý một số sản phẩm gỗ), sơn có chì, và những hóa chất như là BPA và phalate. Não bộ và cơ thể của trẻ nhỏ hơn so với người trưởng thành, và đang phát triển rất nhanh, vì thế một lượng nhỏ hóa chất đã có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Hãy kiểm tra thật kỹ nhãn của đồ chơi và các vật liệu (như là “không có chất độc hại” hoặc “không có BPA”) hoặc kiểm tra online tại www.go greenratingscale.org để có thêm thông tin.

Chọn lựa và sử dụng đồ chơi để hỗ trợ phát triển nhận thức

Giáo viên cần lựa chọn một cách có chủ ý về những món đồ chơi cho trẻ cho dù chúng được tự làm hay mua ở cửa hàng. Ví dụ, trẻ em ở độ tuổi tập đi hứng thú với các đồ chơi và vật liệu có thể tạo hình như đồ chơi đất sét. Đưa chúng cho trẻ với một mục tiêu đặc biệt về phát triển trí tuệ. Cung cấp cho trẻ các khuôn bánh bằng nhựa, để trẻ tự tạo hình dạng cho chúng và trải nghiệm sự khám phá về khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.

Ví dụ tiếp theo sẽ mô tả những đồ chơi dễ làm cũng như có tác dụng trong phát triển nhận thức của trẻ. Có rất nhiều loại đồ chơi phù hợp cho trẻ ở nhiều độ tuổi và các giai đoạn phát triển khác nhau. Trẻ em có thể sử dụng chúng bằng các cách khác nhau, và hy vọng chúng sẽ khơi mào cho trí tưởng tượng của bạn để tạo nên nhiều trò chơi cũng như đồ chơi mang tính giáo dục cho lớp học của trẻ sơ sinh và tập đi. (xem thêm “ Đồ chơi và hoạt động kích thích sự phát triển nhận thức” để có thêm ý tưởng)

Vải

Khăn choàng và những tấm vải nhiều màu sắc từ quần áo củ, mền, hoặc vải bỏ có thể được cung cấp bởi các gia đình hoặc giáo viên sưu tầm hoặc đóng góp từ cộng đồng. Giáo viên có thể sử dụng vải để chơi với trẻ ở mọi lứa tuổi. Khăn choàng có thể dùng để chơi hóa trang trong một vở kịch, hoặc dùng làm vật để ném và bắt, hoặc dùng để cho vào hộp và kéo ngược ra.

Ví dụ, Kaori, tám tháng tuổi, chơi với cô giáo Devora của em. Cô giáo giấu búp bê vào dưới khăn choàng và gọi hỏi “Dolly, bạn ở đâu?”. Devora hỏi Kaori và mở chiếc khăn ra rồi nói “Dolly đây rồi – Ú ÒA”. Kaori cười và vô cùng phấn khởi với sự xuất hiện trở lại của bạn búp bê.

Kết nối nhận thức, Kaori đang dần nhận thức được sự tồn tại của đồ vật – đồ vật vẫn ở đó dù cho chúng ta không nhìn thấy chúng (Cole, Cole, & Lightfoot 2005). Đây là một bước vô cùng cần thiết trong sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh bởi việc nhận thức về sự tồn tại của đồ vật sẽ dẫn đến sự hiểu biết về thế giới xung quanh và sẽ cho phép trẻ học hỏi, bắt chước và khám phá. Thông qua sự khám phá về môi trường và trò chơi Ú Òa cùng một số trò chơi giấu đồ vật khác, giáo viên có thể giúp cho nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh xuất hiện (Brazelton & Sparrow 2006).

Những khối vật rắn

Những khối vật rắn là đồ chơi tuyệt vời cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Chúng có thể được tạo ra bằng gỗ nhưng giáo viên cũng có thể tận dụng hộp giày, hộp ngũ cốc, tô nhựa, ly và túi giấy …. Những khối đơn giản sẽ phù hợp với trẻ hai tuổi hoặc dưới hai tuổi. Trong khi những khối gỗ sẽ tốt cho trẻ 2 tuổi trở lên (Mac Donald 2001). Trẻ có thể khám phá, di chuyển và giữ chúng trước khi biết cách xếp chúng theo hàng hoặc xếp theo thứ tự để tạo nên những kiến trúc đơn giản hoặc những thiết kế phức tạp. Trẻ có thể lựa chọn những khối cùng kích cở hoặc theo thứ tự kích cỡ giảm dần. Ví dụ, Fatima, 22 tháng tuổi, lấy những khối làm từ thùng carton ở khu vui chơi. Em đặt chúng lên bàn và để chồng lên nhau. Khi đặt khối thứ tư lên đỉnh của tòa tháp thì nó rớt xuống. Maria, giáo viên của Fatima nói: Nhìn kìa, cái hộp ở ngay dưới chân con. Fatima dừng lại và tìm kíếm quanh em và nhặt hộp lên. Fatima đặt một khối lớn chồng trên một khối nhỏ. Khối lớn rơi xuống. Cô Maria nói: Fatima, con hãy để khối nhỏ lên trên khối lớn. Nhìn này, khi con đặt một khối nhỏ lên trên khối lớn, thì nó sẽ không bị rơi.

Kết nối nhận thức, Fatima sẽ hiểu được về mối quan hệ tương quan – khả năng nhận biết về kích thước và hình dạng và mối liên hệ giữa chúng. Em ấy sẽ học được về cách tạo nên sự cân bằng để xây tháp. Từ kinh nghiệm này, em ấy có thể mở rộng trò chơi và xây nên các công trình phức tạp hơn như những cây cầu và khu đất (Mac Donald 2001).

Trò chơi lắp ghép

Một cái khuôn làm bánh cùng với những vật nhỏ nhiều kích cỡ có thể trở thành một món đồ chơi lắp ghép tuyệt vời cho trẻ giai đoạn sơ sinh và tập đi. Đưa cho trẻ những vật dễ cho vào khuôn hoặc đôi khi phức tạp hơn một chút. Trò chơi lắp ghép với khuôn bánh sẽ cho trẻ cảm giác được sự thành công. Để tạo nên trò chơi thử thách hơn nữa, hãy cắt các hình tròn hoặc hình vuông kích cỡ khác nhau ở phía trên hộp giày, đưa các đồ vật như hộp nhựa tái chế, xe đồ chơi, để đặt vào các lỗ vừa cắt.

Giáo viên có thể xây dựng các kĩ năng phát triển nhận thức của trẻ bằng việc tạo ra các trò chơi lắp ghép bằng tranh đơn giản. Vẽ một bức tranh và in ra ảnh hoặc cắt tranh từ tạp chí. Dán tranh vào bìa carton cứng hoặc một tấm giấy để trẻ không gặp khó khăn khi thao tác hoặc cắt chúng thành những mảnh ghép để trẻ có thể lắp lại.

Ví dụ, Raj 12 tháng tuổi, chơi với những vật nhiều kích thước và hình dạng bao gồm một cái cốc nhựa, một thuyền đồ chơi, một cái lọ. Giáo viên của em đặt một cái khuôn bánh phía trước em. Raj sẽ chọn và đặt những vật này vào khay và xoay chuẩn sao cho vừa vặn với khuôn. Em rất tập trung với những vật lạ và vỗ tay đầy hào hứng khi thành công.

Kết nối nhận thức. Khi đặt vật vào khuôn, Raj sẽ phải suy nghĩ để tìm ra cách. Khi trẻ tham gia các hoạt động như vậy, chúng sẽ được phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, điều này sẽ kích thích sự tự tin vào khả năng xử lý vấn đề của trẻ. Đừng kì vọng vào những mảnh ghép thật chính xác, hãy tạo những trò chơi lắp ghép đơn giản cho trẻ sơ sinh và tập đi để trẻ nhận biết được về những hình dạng và kích thước khác nhau, và hiểu hơn về kích thước và cách cho vào khuôn hoặc lấy ra. Khi trẻ lớn hơn, giáo viên có thể giới thiệu trò chơi đố vui với nhiều mảnh ghép.

Đồ chơi lúc lắc

Trẻ sơ sinh rất thích tạo ra âm thanh. Giáo viên có thể sử dụng một cái thùng thiếc nhỏ để trẻ có thể cầm bằng một tay và nhanh chóng sử dụng như một loại đồ chơi tạo nên âm thanh tuyệt diệu. Làm đầy hộp bằng những vật đủ lớn để tránh gây mắc nghẹn cho trẻ, như là vỏ sò hoặc chuông lớn. Đảm bảo vật có đủ không gian để tự do di chuyển trong hộp. Đập hộp bằng nắp và bịt kín bằng băng keo.

Ví dụ, Mario, 8 tháng tuổi, ngồi trên sàn và cầm một chai nhựa nhỏ - chứa những cây bút chì màu gãy. Nhạc vang lên và Rosemarry trườn về phía Mario, vừa di chuyển tay lên, xuống vừa hát: rung lúc lắc của bạn, rung,… rung,…rung. Mario cười và bắt chước theo cô của em, bắt đầu rung chai. Mỗi khi em di chuyển, chai sẽ tạo nên nhiều âm thanh, và điều đó sẽ khuyến khích em tiếp tục chuyển động như vậy.

Kết nối nhận thức. Mario thích thú trong những hoạt động mô tả quan hệ nguyên nhân – kết quả. Những hoạt động như là chơi với các loại nhạc cụ tự tạo đơn giản sẽ cho trẻ cơ hội khám phá ra cách thức hoạt động của đồ vật và liên kết với các hoạt động của trẻ để tạo kết quả. Điều này sẽ tạo nên sự tự nhận thức rõ ràng hơn và gia tăng sự tự kiểm soát trước môi trường sống của trẻ.

Tổng kết

Trẻ sơ sinh và tập đi tham gia một số loại hình trò chơi nhất định phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Giáo viên cần tối ưu hóa những cơ hội để xây dựng các kĩ năng mới bằng việc chú tâm vào những nơi mà trẻ có thể phát triển, sở thích của trẻ và những kĩ năng mà họ - những nhà giáo dục – muốn trẻ khám phá. Khi giáo viên nhận thức được các kỹ năng nào có thể được thực hành thông qua các trò chơi, họ sẽ lựa chọn được những trò chơi và hoạt động phù hợp tương thích. Cũng như khi các lý do cho việc lựa chọn trở nên rõ ràng hơn, thì thế giới vô tận cho những sáng tạo cũng mở ra.

Đồ chơi là một gia vị thiết yếu cho lớp học bởi chúng là phương tiện chủ lực cho việc giáo dục đầu đời cho trẻ. Giáo viên có thể dễ dàng tạo nên những món đồ chơi từ những nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm. Những chất liệu sẵn có, khi được sử dụng một cách thích đáng cũng có thể được dùng khuyến khích sự vui chơi và phát triển nhiều tố chất. Tóm lại, đồ chơi là một phương tiện cần thiết và quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ, và đồ chơi có thể được xem như một công cụ để giáo viên có thể kích thích sự phát triển của trẻ em.

Những đồ chơi và hoạt động kích thích sự phát triển nhận thức của trẻ

Đồ chơi Tháng tuổi Hoạt động Các kết nối nhận thức
Đồ chơi di động  Từ 0 -6 tháng tuổi                                                                                Những v ật thể di động sẽ thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ và kích thích sự tương tác của trẻ. 
Đính kèm những vật an toàn (như là bức tranh hoặc trái thông lớn) vào một sợi dây, và treo chúng lên để trẻ có thể quan sát cách chúng di chuyển và cũng cố gắng để bắt chúng. Trẻ có thể nằm hoặc ngồi và trườn về phía trước.
  • Nhân – quả
  •  Khám phá về âm thanh và kết cấu
  • Sự kết hợp tay – mắt                                                                                                                                                                                                                                                           
Chai/ lọ và những vật có thể nổi ở bên trong                                                                                                                                                                                 Từ 6 - 9 tháng tuổi                                          

Trẻ sơ sinh cần những đồ chơi có thể mô tả mối quan hệ nhân – quả. Làm đầy một chai nhựa dành cho trẻ nhỏ hoặc một lon nước soda bằng nước và vỏ ốc, đá. Những vật nổi, hoặc những vật có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Chắc chắn rằng nắp đậy phải được khóa an toàn và đặc biệt đối với lớp học nhiều lứa tuổi, tất cả phải sử dụng keo dán không có chất độc hại. Trẻ em có thể lắc chai và quan sát những vật thể di chuyển bên trong nó và nghe những tiếng động phát ra từ đó. Điều này cũng khuyến khích những đứa trẻ đang bò sẽ cố gắng đuổi theo tiếng động đó.

  • Nhân - quả
  • Sự chú tâm
Từ 9 -12 tháng tuổi Bất cứ những vật “bất ngờ” nào được lật mở cũng là cơ hội để trẻ khám phá và học cách gọi tên. Trên một tờ giấy lớn, vẽ hoặc dán một bức tranh. Với mỗi bức tranh, cắt những hình chứ nhật bằng giấy nhiều màu sắc, đủ to để che bức tranh bên dưới. Dán chúng lại bằng keo, hoặc dán một đầu để chúng có thể lật ra như một cánh cửa. Những đứa trẻ sẽ gõ cửa và lật mở những vật giấu bên trong.
  • Sự hiện diện của đồ vật
  • Nhân – quả
  • Gọi tên
Sách Từ 12 - 18 tháng tuổi Những cuốn sách đầu đời là một cách tuyệt diệu (và vui) để trẻ khám phá và gọi tên các đồ vật và nhận ra các bức tranh sẽ đại diện cho những vật thể ngoài đời thực. Sách giấy có thể khó để trẻ nhỏ điều khiển, chúng thậm chí dễ dàng xé giấy. Dán tranh động vật hoặc tranh của những vật dụng hằng ngày hoặc vẻ lên trên tấm bìa cứng và cố định những trang giấy bằng keo hoặc sợi. Để tạo thêm nhiều sự tương tác, dán tranh lên vải hoặc giấy bằng nhiều chất liệu khác nhau.
  • Kiến thức đầu đời
  • Ngôn ngữ và từ vựng
  • Sự dự đoán
  • Các câu hỏi ( ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao)
Kính thiên văn Từ 18 - 24 tháng tuổi Hầu hết các vật để trống hai đầu đều có thể trở thành ống nhòm cho trẻ, Sử dụng ống giấy vệ sinh, hộp bánh trống hoặc chỉ cần cuộn tròn tờ giấy và dán lại. Trẻ có thể nhìn qua ống nhòm để quan sát các vật trong phòng hoặc ngoài sân. Yêu cầu trẻ nhìn vào các vật hoặc màu sắc hoặc các cuốn sách đặc biệt. Ví dụ “ Con có nhìn thấy những vật màu xanh không? Con có nhìn thấy con vật nào không?”
  • Phân loại
  • Sự nhìn nhận
  • Ngôn ngữ và từ vựng
  • Sự chú ý
  • Xem xét các khía cạnh
Con rối Từ 24 - 36 tháng Trẻ có thể sử dụng các con rối để kể chuyện hoặc diễn đạt các ý tưởng. Tạo các con rối tay bằng nhiều vật liệu khác nhau ( giấy, tất, vải, …) hoặc làm các con rối cầm tay bằng cách dán tranh vào một cái que. Đời thực hóa con rối bằng cách trang trí. Ví dụ, vẽ mặt rối, dán ảnh từ tạo chí hoặc làm đẹp cho rối với sợi hoặc vải.
  • Sự tưởng tượng
  • Suy nghĩ trìu tượng
  • Ngôn ngữ
  • Sự sắp xếp có chủ đích

Nguồn: National Association for the Education of Young Children.
Nội dung bài viết tiếng Anh: xem tại đây